DSO-Diễn đàn Sinh Viên-Rao Vặt Đà Lạt

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn đàn Sinh Viên Trường ĐH Đà Lạt Người Đà Lạt Rao Vặt Đà lạt

Latest topics

» Việc Làm Cho Người Có Máy tính, laptop (hoặc) Ipad, Điện Thoại Kết Nối Internet. TUYỂN NHÂN VIÊN NHẬP DỮ LIỆU LÀM VIỆC TẠI NHÀ , LÀM VÀO THỜI GIAN RẢNH .
by hoangvi Fri Oct 07, 2022 6:34 pm

» ✨TUYỂN HỌC VIÊN PHI CÔNG CƠ BẢN KHÓA ATP36✨
by ngocthuong Fri Sep 30, 2022 8:01 am

» Khách Tây chơi ở Việt Nam suốt 10 ngày, ăn đủ món, vẫn thấy thiếu thời gian
by ngocthuong Sun Aug 07, 2022 9:06 pm

» Quyền lực ảo trên mạng xã hội
by ngocthuong Sun Aug 07, 2022 9:05 pm

» Thích Nhẫn Kiên- gã giả Sư đang lừa đảo Phật tử miền Bắc
by Kim Lan Sat Jul 30, 2022 1:40 pm

» Thông báo về t.ên tội p.hạm n.guy h.iểm
by ngocthuong Tue Jul 26, 2022 4:25 pm

» Cảnh báo về tên giả mạo Sỹ quan Quân đội để đi lừa đảo
by Kim Lan Mon Jul 25, 2022 2:29 pm

» Mập mờ ở Hội Luật gia Q.12
by Kim Lan Mon Jul 25, 2022 2:28 pm

» QUÉT NHÀ, LAU TƯỜNG CŨNG CÓ THỂ THÀNH THẦN TIÊN? LÀM NHƯ VẬY PHÀM NHÂN CŨNG CÓ THỂ THÀNH TIÊN
by Kim Lan Mon Jul 18, 2022 3:07 pm

» QUỶ KẾ ĐẦU ĐỘC LỪA GẠT VÀ NHỒI SỌ ĐỆ TỬ CỦA MA VƯƠNG THANH HẢI
by Kim Lan Mon Jun 13, 2022 2:49 pm

» Vì sao “Thanh Hải Vô Thượng Sư” không được chấp nhận ở Việt Nam ?
by Kim Lan Mon Jun 13, 2022 2:31 pm

» TUYỂN DỤNG VIỆC LÀM BÁN THỜI GIAN
by Crazyhouse Fri Jun 10, 2022 11:47 am

» MẮC NGHIỆN KHI VỀ HƯU
by hoangvi Mon Jun 06, 2022 10:44 pm

» Cảnh báo về tên giả mạo Sỹ quan Quân Đội
by ngocthuong Mon May 30, 2022 9:23 pm

» Cùng học làm seo: 7 điều cần nhớ về SEO
by ngocthuong Tue May 24, 2022 2:29 pm


    'Nên trả ‘người rừng’ về lại rừng xanh'

    Quỳnh Nga
    Quỳnh Nga
    Member
    Member


    Tổng số bài gửi : 46
    Thanks : 1
    Join date : 03/06/2013

    'Nên trả ‘người rừng’ về lại rừng xanh' Empty 'Nên trả ‘người rừng’ về lại rừng xanh'

    Bài gửi by Quỳnh Nga Wed Aug 14, 2013 4:30 pm

    Nhận thức của họ không như chúng ta nghĩ, cái ta mong muốn không phải thứ họ muốn. Cứ tiếp tục giữ họ ở lại đây với hy vọng họ sẽ có một cuộc sống tốt đẹp và họ sẽ nhận ra được người thân, sẽ hoà nhập cuộc sống mới thì chẳng khác nào chúng ta đang “cầm tù” họ.

    Câu chuyện về cha con “người rừng” Hồ Văn Thanh thật ly kỳ, một chuyện lạ giữa đời thường mà tôi cứ ngỡ là trang tiểu thuyết nào của nhà văn Anh Daniel Defoe. Vào một năm khói lửa chiến tranh đầu thập niên 70, ngôi nhà ông Thanh bị bom Mĩ tàn phá, mẹ và 2 đứa con đầu mãi mãi ra đi.

    Trước mất mát quá lớn đó, người cha ôm đứa con trai mới 1 tuổi bỏ vào rừng sâu trốn biệt, sống tách hẳn với xã hội trong tâm trạng hoảng sợ và buồn thảm. Mãi hơn 40 năm trong cuộc sống hoang dã, cha con ông Thanh đã được “giải cứu” để trở về với cộng đồng.

    Chính quyền và người thân đã rất có trách nhiệm khi đưa cha con ông Thanh về với cuộc sống hiện đại, đặc biệt khi mà ông Thanh đang bị ốm và cần sự giúp đỡ y tế. Tuy nhiên, theo tôi cha con ông Thanh sẽ rất khó khăn trong việc thể hoà nhập với xã hội hiện đại.

    Bởi khi ông Thanh vào rừng thì ông đã là người trưởng thành, còn đứa con chỉ mới 1 tuổi. Tức là anh Lang (người con) từ nhỏ đã sống hoang dã, tách biệt với xã hội thì những khả năng nhận thức, trí tuệ của anh ấy về xã hội cũng rất khác, thậm chí giống như một đứa bé nhìn thấy thứ gì cũng đều lạ lẫm.

    Trên thế giới đã ghi nhận nhiều trường hợp trẻ sống hoang dã (thường được chó sói, gấu, báo nuôi…) hoặc người trưởng thành đã sống đơn độc tách biệt với xã hội trong thời gian dài. Nghiên cứu những trường hợp này sẽ cho ta nhiều hiểu biết về trường hợp của cha con ông Thanh (sống hoang dã hơn 40 năm, một thời gian rất dài).

    Chẳng hạn, một mục sư Mỹ phát hiện 2 bé gái được sói nuôi trong một khu rừng ở đông bắc Ấn Độ. Cả 2 đứa bé đều có một số đặc điểm như không biết nói, không biết lao động, sợ tiếp xúc với con người, thích ăn thịt sống và thịt đã thối rữa, mỗi ngày khoảng 3 giờ sáng thì vươn cổ lên hú như sói…

    Sau khi về với xã hội loài người, mặc dù nhận được sự giáo dục, tình yêu thương của con người nhưng nhận thức phát triển hết sức chậm chạp. Đứa bé gái nhỏ lúc đó 2 tuổi, đã chết vì không thích ứng được với đời sống xã hội loài người. Đứa bé gái lớn thì sống được đến 16 tuổi, học được tổng cộng 45 từ đơn, cố gắng lắm mới học được vài câu hội thoại đơn giản, trong 3 năm cuối cùng đã biết ngủ vào ban đêm, bắt đầu không sợ bóng tối.

    Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý học, tuy đã là cô gái lớn nhưng trí lực của cô ta chỉ tương đương với đứa trẻ 3-4 tuổi bình thường trong xã hội chúng ta.

    Cuối thế kỷ 19, một nông dân Pháp phát hiện một thiếu niên khoảng 11-12 tuổi sống trong rừng sâu, không có quần áo, không biết nói, không có khả năng ghi nhớ, phán đoán, tưởng tượng.

    Trải qua điều tra, người ta biết được cậu bé đó khi 4, 5 tuổi đã bị bỏ rơi trong rừng, trong hoàn cảnh khốc liệt đó cậu ta buộc phải tìm mọi cách sinh tồn, phải sống độc thân mà chẳng được thú vật hay ai đó dạy. Về sau, cậu ta nhận được sự chăm sóc, dạy dỗ của một bác sĩ, được đặt tên, nói được ít lời, sống tới 40 tuổi tuy nhiên trí lực lúc đó cũng chỉ ngang với đứa trẻ 6 tuổi mà thôi.

    Như vậy, ta thấy rằng tình cảm, trí tuệ, nhận thức, khả năng ngôn ngữ… không phải tự nhiên mà có, con người cần phải nhận được sự giáo dục rất sớm từ xã hội thì mới có được.

    Trở lại trường hợp của cha con ông Thanh, so với mấy trường hợp kể trên có vài điểm khác biệt căn bản như ông Thanh đã là người trưởng thành, người con sống với cha chứ không phải độc thân hoang dã hay với thú vật. Tuy nhiên, vẫn có điểm chung là sống đời hoang dã, tách biệt với xã hội loài người trong thời gian dài.

    Ông Thanh vào rừng khi con còn rất nhỏ, đương nhiên đứa con chưa biết nói và ông phải sống trong môi trường không có sự giao tiếp. Sống như vậy trong khoảng thời gian dài cũng đủ để biến ông thành một “người rừng” rồi, ông sẽ quên đi rất nhiều từ vựng.

    Khi con trai ông lớn hơn, đến tuổi bập bẹ nói như bao đứa trẻ khác thì suốt khoảng thời gian đó nó cũng chỉ nghe âm thanh của muôn thú, của gió rừng, của tiếng lá xào xạc… chứ không phải tiếng của con người, đương nhiên người cha cũng chẳng thể nào “thao thao bất tuyệt” để nó nghe nên sẽ không biết nói, khả năng về ngôn ngữ cùng với hàng loạt khả năng khác về nhận thức, trí lực không được phát triển.

    Người con học được từ cha những kỹ năng sinh tồn theo cách bắt chước như trèo cây, bắt thú, trồng cây, chế biến đồ ăn… nó thiên về bản năng, sự bắt chước rập khuôn hơn là tư duy. Vì chỉ sống có 2 người, cha thì không được trò chuyện trong thời gian dài, họ thích nghi với cuộc sống hoang dã nên nhu cầu giao tiếp không nhiều, các sự vật hiện tượng được tiếp xúc chỉ trong phạm vi nhỏ, không có danh từ trừu tượng;

    Khi lớn lên, người con (tức ông Lang bây giờ) sẽ có đặc điểm là không nói được thành lời, không giao tiếp được, căn bản không có quan tâm tới mọi thứ của xã hội loài người; Khả năng ghi nhớ, trí phán đoán, tưởng tượng, tư duy đều ở mức rất thấp; Hành vi thói quen sinh hoạt hết sức hoang dã.

    Ông Thanh bây giờ sức yếu, tuổi cao (81 tuổi), một người bình thường vào tuổi của ông thì trí tuệ cũng đã sa sút đi nhiều, khả năng học tập cái mới rất kém. Hơn nữa, cuộc sống của ông đã thích nghi với sự đơn độc trong núi rừng, các thói quen hết sức hoang dã, chẳng hạn khi điều trị ở bệnh viện ông Thanh nửa đêm “bật dậy chui xuống gầm giường lẩn trốn, miệng gầm gừ như tiếng rên của loài thú”.

    Các thói quen này rất khó thay đổi, việc hoà nhập với cuộc sống mới sẽ gian nan vô cùng và ông chẳng thể làm gì được trong thế giới hiện đại này hết. Người thân sẽ phải chăm sóc ông một cách vất vả đến cuối đời, còn bản thân ông thì như bị “cầm tù”. Nếu tuổi ông còn trẻ (dưới 40) và thời gian sống hoang dã không dài như vậy (dưới 20 năm) thì còn có chút hy vọng,

    Có lẽ mọi người ai cũng biết câu chuyện về Robinson Cruso (một nhân vật nổi tiếng trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Anh Daniel Defoe), đã sống đời hoang dã trên đảo vắng hơn 28 năm, trong suốt thời gian đó ông luôn nổ lực không ngừng, một cuộc chiến đấu phi thường chống lại số phận nghiệt ngã, khi được đưa về đất liền, sau thời gian ngắn ông đã thích nghi với cuộc sống xã hội loài người, có vợ sinh con. Tác phẩm như một sự ca ngợi ý chí phi thường của con người nhưng đó chỉ là tiểu thuyết.

    Nhiều người cho rằng ông Lang bây giờ đang còn lạ với cuộc sống mới, chưa biết gì, sau một thời gian nữa sẽ quen thôi, sẽ nói được, nhận ra đâu là người thân, sẽ biết các kỹ năng làm việc, sẽ sớm thay đổi thói quen sinh hoạt… thì tôi nghĩ họ sẽ phải chờ đến “mỏi mòn”.

    Bởi, ông Lang bây giờ đã hơn 40 tuổi, người thường vào tuổi này mà học kỹ năng mới còn thấy khó khăn chứ nói gì “người rừng”. Nếu các bạn có kiến thức sâu về tâm lý học, các bạn sẽ hiểu việc giáo dục, giúp họ biết nhận thức, đọc được các từ vựng, nói vài câu giao tiếp đơn giản… trong suốt thời gian dài sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Vì họ đã quen với cuộc sống trong rừng nên vấn đề nhận thức và trí lực của họ phát triển cực kỳ chậm chạp.

    Nhận thức của họ không như chúng ta nghĩ, cái ta mong muốn không phải thứ họ muốn, thứ họ muốn thuộc về thế giới riêng của họ. Cứ tiếp tục giữ họ ở lại đây với hy vọng họ sẽ có một cuộc sống tốt đẹp và họ sẽ nhận ra được người thân, sẽ hoà nhập cuộc sống mới thì chẳng khác nào chúng ta đang “cầm tù” họ. Trong mấy ngày sống với người thân họ luôn đòi trở về “nhà”, đòi được ăn thức ăn của “rừng” và mấy đêm liền thức trắng.

    Theo quan điểm của tôi, sau khi người cha hồi phục sức khoẻ nên để cha con họ trở về với cuộc sống vốn có của họ. Nếu có giúp đỡ thì sự giúp đỡ đó cần âm thầm, tế nhị. Họ không thuộc về xã hội hiện đại của chúng ta.

    Mỗi người đều có cuộc sống riêng, thế giới riêng của mình, nếu áp đặt quan điểm sống của mình vào người khác một cách thiếu hiểu biết sẽ thường dẫn đến những đau khổ và đó cũng thường là những “bị kịch” của cuộc sống.

    Nguyễn Hữu Lâm

      Hôm nay: Tue May 21, 2024 4:19 am

      ---